Vải Kaki hay còn gọi là vải Khaki đã xuất hiện từ rất lâu đời. Loại vải này đã xuất hiện từ thế kỷ 19 được ứng dụng trước tiên trong quân đội. Và dần lan rộng trở thành một loại chất liệu vô cùng phổ biến đẻ may đồng phục. Dưới đây là thông tin về những loại vải khaki phổ biến trên thị trường hiện nay.
Chất liệu vải kaki là gì?
Vải kaki là loại vải được dệt từ cotton 100% hoặc dệt từ những sợi cotton đan chéo cùng với sợi tổng hợp Poly. Tính chất đặc trưng nổi bật nhất của vải Khaki là rất bền, mát. Ít nhăn, dày dặn, chắc chắn.
Hiện nay chất liệu vải Khaki được nhuộm với nhiều tone màu khác nhau. Có tất cả khoảng 60 màu thông dụng. Nhưng màu sử dụng nhiều nhất là kaki màu be (màu cafe sữa), màu đen, màu xanh đen và màu xám.
Phân loại vải kaki phổ biến trên thị trường
Ngoài chất liệu Kaki thuần thì hiện nay trên thị thường có rất nhiều loại kaki được dệt chung với các loại sợi khác. Những loại vải khaki này kết hợp được rất nhiều ưu điểm nổi bật.
- Nếu phân loại theo tính năng thì gồm có Vải kaki co giãn và vải kaki không co giãn.
- Nếu phân loại theo thành phần thì có kaki 100% cotton và kaki pha trộn với poly.
1. Vải kaki 65/35 may đồng phục (vải giá rẻ, thông dụng)
Vải kaki là loại vải khá quen thuộc với nam giới khi thường dùng để may quần tây. Gọi quen là quần kaki. Cái đuôi 65/35 ý nói về thành phần kết hợp giữa sợi Cotton và Poly. Vậy vải kaki 65/35 là loại vải đặt trưng, có sớ vải là những đường gân nổi trên bề mặc vải. Vải khá dày, thường dùng để may quần tây, áo bảo hộ lao động, áo kỹ thuật, áo cơ khí, áo xây dựng, tạp dề, nón kết…Vải thuộc phân khúc giá trung bình.
2. Vải kaki Thành Công may đồng phục (vải giá trung bình, thông dụng)
Cũng là 1 dạng kaki, do công ty Thành Công của Việt Nam sản xuất, có tính phổ biến rộng trên thị trường, nên đã dùng tên công ty mà đặt cho loại vải này luôn. Vải kaki Thành Công dày hơn kaki 65/35. Vải mặc rất bền, giá cũng cao hơn vải kaki 65/35 khá nhiều.
3. Vải Kaki Thun may đồng phục (vải giá khá cao, thông dụng)
Theo trào lưu hiện nay, giới trẻ thích mặc quần ôm ôm theo kiểu Hàn. Nắm bắt được nhu cầu vừa muốn ôm người vừa muốn thoải mái, nên nhà sản xuất đã cho ra thêm 1 loại vải kaki,có tính chất co giãn và đặt tên là kaki thun. Vậy tóm lại kaki thun là vải kaki có co giãn, giá thành cũng khá cao, thuộc dòng phân khúc chất lượng.
4. Vải Kaki twill (vải giá cao, ít thông dụng)
Như chúng ta đã biết vải Twill là dòng vải với chất liệu vô cùng mỏng nhẹ, mịn màng. Và được xếp vào một trong những loại vải cao cấp. Kaki Twill là sự kết hợp giữa đặc tính bền chắc, co giãn tốt của vải kaki và sự mỏng nhẹ mịn màng của vải twill. Tạo nên một chất kaki mềm mại nhưng vẫn đảm bảo độ bền chắc.
5. Vải Khaki canvas (giá trung bình, ít thông dụng)
Vải Kaki Canvas hay còn gọi vải canvas hay vải bố. Là chất liệu thô và có phần cứng cáp hơn rất nhiều so với các loại Kaki khác. Vì đặc tính này nên vải Khaki canvas còn được ứng dụng trong ngành may balo, túi xách, phụ kiện.
Bề mặt vải Khaki Canvas thể hiện rõ những sợi vải đan xen chéo với nhau khá dày dặn và chắc chắn. Người ta cũng thường lựa chọn chất vải này để may quần.
6. Vải Khaki stretch (vải giá cao, ít thông dụng)
Khi nhắc đến vải Stretch người ta sẽ nhớ ngay đến đặc tính co giãn 4 chiều của sản phẩm. Vải Khaki stretch có khả năng co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Vải co giãn 2 chiều thì thường sẽ giãn theo chiều ngang. Tuy nhiên đa phần các loại Kaki Stretch đều có thể co giãn 4 chiều vô cùng linh hoạt và đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
7. Vải Khaki washed (vải khaki qua xử lý làm mềm, giá cao, ít thông dụng)
Vải Khaki washed là chất liệu Kaki được trải qua công nghệ washed. Để thay đổi các đặc tính nguyên thủy của Kaki đem lại cảm giác mềm mại và thoải mái hơn. Đồng thời tạo nên những mảng loang Ombre cực đẹp mắt trên bề mặt vải.
Vải Khaki washed có thể dùng để may áo khoác, áo sơ mi, hoặc áo phông cơ bản,… Đây là loại vải được giới trẻ ưa chuộng nhờ vào màu sắc thời thượng đem lại sự trẻ trung, năng động.
8. Vải Khaki chino (vải giá cao, có tính co giãn nhiều, ít thông dụng)
Vải Khaki Chino là một thuật ngữ để chỉ một loại vải kết hợp giữa cotton với rất nhiều các thành phần khác nhau như. Các loại sợi tổng hợp, một số loại sợi tổng hợp spandex và bông. Mật độ bông trên vải Chinos tương đối dày và dệt bằng những sợi chỉ đan chéo nhau.
Ưu và nhược điểm của chất khaki
Cũng tương tự như những loại vải khác thì chất Khaki cũng có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng và loại sản phẩm mà bạn có thể cân nhắc để chọn lựa được loại vải phù hợp.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của vải Khaki chính là độ bền chắc, ít nhăn và rất ít khi bị xù lông. Nhờ vào ưu điểm này mà vải Khaki được đánh giá là một trong những loại vải có độ bền chắc cao nhất trên thị trường hiện nay. Cấu trúc vải vô cùng chắc chắn. Vì vậy khi sử dụng sản phẩm bạn sẽ không phải lo lắng quần áo của bạn bị nhăn nhó, hỏng rách.
Vải khaki cũng có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Vì vậy khi sử dụng loại vải này người mặc sẽ vô cùng thoải mái, không bị nóng bức, không bị bó sát vào cơ thể. Ngoài ra hầu hết các loại vải Khaki đều rất thân thiện với môi trường. Và dễ dàng phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm
Nhược điểm thường gặp nhất ở vải Khaki đó chính là nó có độ cứng khá cao. Từ đó sẽ gây khó khăn cho người may và bị hạn chế ở những mẫu mã có thiết kế quá rườm rà. Nếu chỉ sử dụng chất Kaki thuần thì độ co giãn của sản phẩm cũng tương đối kém. Màu sắc của vải Khaki cũng rất đơn điệu và không có nhiều sắc màu để lựa chọn như các loại vải khác.
Vì có nguồn gốc từ cotton nên giá thành của vải Kaki tương đối đắt đỏ. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của vải Kaki. Khiến nhiều khách hàng e ngại khi lựa chọn. Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đều thêm các thành phần sợi khác để tối ưu giá thành sản phẩm hơn.
Bí quyết bảo quản vải khaki không phai màu
Vải Khaki may đồng phục cũng khá dễ bị bạc màu và xơ trong khi giặt. Vì vậy bạn cần lưu ý đến một số yếu tố sau đây để có thể bảo quản quần áo chất liệu kaki luôn được mới:
– Hạn chế giặt sản phẩm bằng máy
– Nên lộn ngược mặt vải khi giặt để giảm tình trạng phai màu bề mặt.
– Hạn chế sử dụng những loại nước giặt xả có tính tẩy cao và ưu tiên các loại nước giặt dịu nhẹ, lành tính.
– Khi phơi thì phơi mặt trong đã lộn ngược ra ngoài. Đồng thời nên giũ áo quần để đỡ bị nhăn khi khô, có thể dùng tay miết vào vải để bớt nhăn.
– Nên ủi sơ qua sản phẩm và treo bằng móc khi bảo quản.
Kết luận
Vải khaki là chất liệu bền chắc, tuổi thọ sản phẩm cao. Ít nhăn và ít xù lông trong suốt quá trình sử dụng. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn có thể hiểu rõ hơn về từng loại chất liệu vải kaki may đồng phục khác nhau. Và lựa chọn được một loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất.