Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải may đồng phục đi làm từ chất liệu cơ bản đến dòng cao cấp. Việc chọn chất liệu vải phù hợp giúp định hình thiết kế, đồng thời tiết kiệm chi phí may đồng phục về lâu dài. Hãy cùng Đồng Phục Phước Thịnh khám phá 12 chất liệu vải may đồng phục công ty phổ biến nhất hiện nay qua bài viết này.
12 loại vải may đồng phục phổ biến hiện nay
Dưới đây là thông tin chi tiết về 12 chất liệu vải may đồng phục cho nhân viên, được nhiều khách hàng, doanh nghiệp sử dụng tại Việt Nam.
Vải cotton 100%
Vải cotton 100% được dệt hoàn toàn tự sợi bông tự nhiên thuộc bộ Gossypiella đã có từ thời cổ đại. Loại vải này được đánh giá cao trong ngành may mặc nhờ các ưu điểm vượt trội như chất vải mịn, co giãn 4 chiều, chống phai màu, chống nấm mốc.
Có 2 nhược điểm cần lưu ý là giá thành vải cotton cao hơn so với các loại vải pha trộn, chất vải tương đối nhanh khô nên việc pha thêm sợi Spandex để tăng độ mềm mại cho đồng phục là cần thiết.
Nhờ khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội, vải cotton thường dược dùng để may áo thun công sở, áo thun đồng phục, đồng phục học sinh, đồng phục bảo hộ lao động,…

Vải cá sấu 65/35 CVC
Vải thun cá sấu 65/35 thuộc phân khúc vải chất lượng tốt, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ sự kết hợp giữa 65% sợi cotton – 35% sợi polyester. Chất vải mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi hiệu quả, độ co giãn nhất định giúp nhân viên thoải mái khi làm việc. Vải ít bị nhăn hay xù lông, độ bền màu tốt.

So với vải cotton 65/35 thông thường, vải cá sấu 65/35 có bề mặt dày dặn hơn, giúp tạo form áo đứng và đẹp. Doanh nghiệp có thể chọn loại vải này để áo thun lacoste thời trang, áo thun polo đồng phục công sở sang trọng hay áo thun trường học có cổ đều được.
Xem thêm: Top 10 các loại vải áo thun phổ biến nhất hiện nay
Vải kate bamboo
Vải Kate Bamboo hay còn gọi là vải sợi tre, đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành may mặc bởi mang tới vẻ ngoài sang trọng, đồng thời không gây hại đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Thành phần vải bamboo có 50% là sợi tre, 50% còn lại gồm sợi microfiber và sợi spandex. Chất vải tre mềm mại, mát lạnh, khả năng thấm hút tốt, vải ít nhăn, chống khuẩn tự nhiên và kháng tia UV.
Doanh nghiệp có thể chọn loại vải này để may áo sơ mi đồng phục cao cấp cũng như các sản phẩm đồng phục cho nhân viên.


Vải poly Thái
Với thành phần chủ yếu từ sợi poly (95%), sợi Spandex (3-5%) và các chất phụ gia (sợi nano), vải poly Thái xịn mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc. Chất vải khi sờ vào có độ láng mịn nhất định, thấm hút nước nhanh chóng, mát tay, không sột soạt như nilon.
Đặc biệt nhân viên không cần ủi do đồng phục làm từ vải poly Thái không nhăn và không xù lông. Ngoài đồng phục công sở, doanh nghiệp có thể cân nhắc may váy/quần công sở, áo thun hoặc đồ thể thao bằng vải poly Thái, giúp người mặc thoải mái vận động hơn.

Vải thun lạnh
Vải thun lạnh là chất liệu vải may đồng phục được sử dụng khá phổ biến trong ngành may mặc. Loại vải này thường được dệt từ sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon, đôi khi pha thêm spandex để tăng độ co giãn và mềm mại. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho các loại đồng phục doanh nghiệp thiên về thể thao vận động, hoạt động ngoài trời. Một số ưu điểm, nhược điểm của loại vải này có thể kể đến như:
Ưu điểm:
- Cảm giác mát khi chạm vào, thoáng khí.
- Khả năng hạn chế bám bụi tốt.
- Có độ bền cao, ít bai dão, xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
- Dễ dàng giặt sạch, khô nhanh và không bị nhăn sau khi giặt.
- Rất nhiều màu sắc đa dạng thu hút.
- Mức giá hợp lý, phù hợp với da dạng nhu cầu khách hàng.
Nhược điểm:
- Vì làm từ sợi tổng hợp, đôi khi có thể gây cảm giác bí nếu mặc trong thời gian dài.
- Độ thoát nhiệt kém trong môi trường quá nóng hoặc khi hoạt động mạnh.
- Dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, cần tránh ủi ở mức nhiệt lớn.

Vải CVC
Vải CVC tên đầy đủ là “Chief Value of Cotton”, loại vải pha trộn giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester tổng hợp, trong đó cotton chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tỷ lệ được sử dụng ưa chuộng là 65% cotton và 35% polyester. Tùy vào tỷ lệ thành phần, vải CVC có thể sở hữu những đặc tính khác nhau. Loại vải này rất thích hợp để may áo sơ mi cao cấp, trang phục thể thao hoặc đồng phục công sở.
Ưu điểm:
- Mềm mại, nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp sử dụng trong môi trường làm việc nóng ẩm.
- Có độ bền cao, không bị biến dạng nhiều sau nhiều lần giặt.
- Nhiều tùy chọn màu sắc đa dạng, dễ phối hợp với nhiều mẫu thiết kế.
- Giá thành phải chăng, phù hợp với đa dạng nhu cầu người dùng.
Nhược điểm:
- Dễ bị xù lông nhẹ sau thời gian dài sử dụng.
- Khả năng thoát nhiệt không tối ưu trong điều kiện quá nóng.
- Dễ bị giãn, bai dão khi sử dụng lâu.

Vải rayon
Vải rayon, còn được biết đến với tên gọi “tơ nhân tạo”, được sản xuất từ sợi cellulose tự nhiên chiết xuất từ các nguồn thực vật như cây sồi, bông hoa, tre hoặc rơm. Quá trình sản xuất vải này bao gồm các bước xử lý hóa học và cơ học để biến nguyên liệu thành sợi, sau đó được dệt thành vải.
Vải Rayon nổi bật với chất liệu mềm mại, mượt mà, co giãn, thoáng khí, thấm hút tốt. Loại vải này rất lý tưởng để may đồng phục công sở, váy maxi, áo sơ mi. Một số ưu và nhược điểm nổi bật của vải rayon như:
Ưu điểm:
- Mềm mại, có độ rũ tự nhiên, tạo cảm giác nhẹ nhàng và sang trọng.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác mát mẻ, thông thoáng khi mặc.
- Dễ nhuộm màu, cho ra sản phẩm với màu sắc tươi sáng, bắt mắt.
- Giá thành hợp lý so với vải tự nhiên như lụa.
Nhược điểm:
- Dễ bị co rút hoặc mất dáng nếu giặt bằng nước nóng.
- Độ bền thấp, có thể bị rách khi chịu lực mạnh.
- Khả năng chống nhăn kém, cần ủi thường xuyên để giữ form.
- Không thân thiện với môi trường do quá trình sản xuất sử dụng hóa chất.

Vải modal
Vải Modal là một loại vải nhân tạo được sản xuất từ sợi cellulose, chủ yếu chiết xuất từ gỗ cây sồi, cây bạch đàn hoặc cây thông. Thân thiện với môi trường hơn so với nhiều loại vải tổng hợp khác. Vải được tạo ra thông qua quá trình xử lý sợi cellulose bằng hóa chất, sau đó được kéo dài thành sợi và dệt lại thành vải.
Các đặc điểm này mang đến cho vải Modal những ưu điểm vượt trội song song vẫn có một số hạn chế cần lưu ý như sau:
Ưu điểm:
- Mềm mại như lụa, mang lại cảm giác nhẹ nhàng trên da.
- Khả năng thấm hút tốt, khô nhanh, mát mẻ, thoáng khí.
- Độ bền cao, giảm thiểu tình trạng hư hỏng trong quá trình may đồng phục.
- Thân thiện với môi trường vì có thành phần tự nhiên, dễ phân huỷ.
- Vẫn giữ được độ tươi sáng của màu sắc ban đầu, không bị phai sau nhiều lần giặt.
Nhược điểm:
- Giá thành cao, cao hơn cả loại vải cotton 100%.
- Dễ bị nhăn, độ co giãn bị hạn chế.
- Cần chăm sóc kỹ để tránh hư hại sợi vải, dễ bị xù lông khi sử dụng lâu ngày.

Vải microfiber
Vải microfiber là loại vải được tạo ra từ các sợi polyester, polyamide hoặc nylon siêu mịn, nhỏ hơn cả sợi tóc người. Loại vải này có tên gọi là “Microfiber” bởi sợi vải có đường kính nhỏ hơn 10 micromet.
Một số loại còn được xử lý để có tính kháng khuẩn, giúp hạn chế mùi và vi khuẩn. Loại vải này thường được sử dụng trong ngành sản xuất đồng phục, áo khoác, đồ bơi và trang phục thể thao hoặc đồ dùng gia đình như khăn lau, ga trải giường và rèm cửa.
Ưu điểm:
- Bề mặt mịn, nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Thấm hút tốt và khô nhanh, tiện lợi cho hoạt động thường ngày.
- Chất lượng bền bỉ, cho phép sử dụng trong thời gian dài.
- Kháng khuẩn, ít bám bẩn, dễ vệ sinh.
- Đa dạng ứng dụng, từ trang phục đến vật dụng gia đình.
Nhược điểm:
- Dễ tích nhiệt nếu mặc trong thời gian dài ở môi trường nóng.
- Không thoáng khí bằng vải tự nhiên như cotton.
- Có độ bền và chiều dài sợi kém hơn so với vải bông, cần được bảo quản cẩn thận để ngừa tình trạng vải co rút.

Vải polyester
Vải PE là một loại vải tổng hợp được làm từ sợi polyester, một dạng polymer được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa axit terephthalic và ethylene glycol. Loại vải này thường được sử dụng trong sản xuất đồng phục, quần áo, trang phục hàng ngày, đồ thể thao.
Ưu điểm:
- Độ bền vượt trội, ít bị rách, xù lông, co rút sau thời gian dài sử dụng.
- Giữ form dáng tốt, chống nhăn.
- Rất dễ giặt, khô nhanh.
- Kháng nước nhẹ, ít bám bụi bẩn, không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và nấm mốc.
- Giá cả khá hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.
Nhược điểm:
- Thoát khí kém, dễ gây nóng khi mặc lâu.
- Khả năng thấm hút chưa tốt bằng vải sợi tự nhiên
- Có thể bị phai màu, mất form nếu sử dụng với nhiều chất giặt tẩy.

Vải thun lạnh 4 chiều
Vải thun lạnh 4 chiều là loại vải được làm từ 100% sợi polyester, nổi bật với khả năng co giãn linh hoạt, bề mặt mát lạnh, bóng loáng. Đặc biệt, vải không xù lông và chống nhăn, giúp đồng phục luôn giữ được vẻ ngoài tươm tất và chuyên nghiệp.
Loại vải này còn rất phù hợp với công nghệ in chuyển nhiệt. Nhờ khả năng hấp thụ mực tốt, vải cho ra những sản phẩm hình in sắc nét, màu sắc đạt chuẩn. Đây cũng là ưu điểm giúp cho loại vải được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng khi may đồng phục công sở.
Ưu điểm:
- Khả năng co giãn linh hoạt.
- Bề mặt mềm mại, mát lạnh.
- Thấm hút mồ hôi nhanh, khô thoáng trong thời gian ngắn.
- Độ bền cao, ít bị bai dão sau nhiều lần sử dụng.
- Dễ phối màu, phù hợp với nhiều thiết kế thời trang.
Nhược điểm:
- Có thể gây bí nếu mặc lâu trong điều kiện quá nóng.
- Độ thoáng khí không bằng vải tự nhiên như cotton.
- Dễ bị hư hại nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Dễ bị dính bụi bẩn nhanh hơn so với các loại vải khác.

Tính ứng dụng: Vải thun lạnh 4 chiều được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất đồng phục công sở, áo thun, sản phẩm quần áo thể thao, tất vớ, áo khoác chống nắng và các loại áo cách nhiệt.
Vải linen
Vải linen hay còn gọi là vải lanh, là một loại vải tự nhiên được sản xuất từ sợi của cây lanh. Đặc điểm nổi bật của vải linen là độ bền cao, khả năng thấm hút ẩm tốt và tính thoáng khí, mang đến cảm giác mát mẻ và dễ chịu.
Vải linen còn có khả năng chống nhăn tốt hơn so với nhiều loại vải khác, mặc dù có thể xuất hiện một số nếp nhăn sau khi giặt. Loại vải này dễ nhuộm màu và có khả năng giữ màu tốt, tạo ra những sản phẩm đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
Ưu điểm:
- Thoáng khí, mát mẻ, lý tưởng cho thời tiết nóng ẩm.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, luôn khô ráo.
- Độ bền cao, có thể sử dụng với nhiều phương pháp giặt sấy khác nhau.
- Thân thiện với môi trường.
Nhược điểm:
- Dễ nhăn, cần ủi thường xuyên để giữ được form dáng.
- Độ co giãn thấp, không phù hợp với thiết kế ôm sát.
- Có thể bị xù nhẹ nếu không được chăm sóc đúng cách.

Tính ứng dụng: Vải linen được sử dụng làm vải may đồng phục công sở, sơ mi, quần áo thời trang, ga trải giường.
3 nguyên tắc chọn vải may đồng phục
Việc chọn vải may đồng phục đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính thẩm mỹ, thoải mái và phù hợp với mục đích sử dụng. Ba nguyên tắc cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn tìm được chất liệu vải may phù hợp với doanh nghiệp.
Tính co giãn
Tính co giãn là yếu tố quan trọng quyết định sự linh hoạt. Vải có độ đàn hồi cao như thun lạnh 4 chiều hay thun lạnh 2 chiều mang đến cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người mặc. Phù hợp để may đồng phục nhân viên thị trường, đồng phục tham gia các sự kiện ngoài trời và team building.
- Vải thun 4 chiều: Nổi bật với khả năng co giãn linh hoạt. Dù là kéo lên, xuống hay sang trái, vải đều tự động trở lại hình dạng ban đầu ngay lập tức. Với độ bền cao và sự thoải mái khi mặc, loại vải này thường có giá thành cao hơn và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.
- Vải thun 2 chiều: Khả năng co giãn của dòng vải 2 chiều có phần hạn chế hơn, chỉ kéo giãn theo một chiều (hoặc chiều ngang hoặc chiều dọc). Tuy nhiên, chất liệu này vẫn đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc. Giá thành của vải thun 2 chiều cũng thấp hơn so với thun 4 chiều, là lựa chọn hợp lý cho những doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí.

Tỉ lệ thành phần các chất liệu vải
Tỉ lệ thành phần của các chất liệu vải may đồng phục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính năng đồng phục.
- Chất liệu cotton hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên, thấm hút mồ hôi tốt và bề mặt mềm mại, an toàn cho da. Tuy nhiên, giá thành cao và vải dễ bị nhăn.
- Vải CVC với 65% cotton và 35% polyester, độ bền cao và ít nhăn, nhưng cảm giác thoáng mát không bằng cotton nguyên chất.
- Vải TC chứa 35% cotton và 65% polyester, có độ bền tốt và giá thành hợp lý, nhưng khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn.
- Vải thun PE với 100% là sợi polyester, có độ bền cao và giá thành thấp. Nhưng lại gây cảm giác nóng và bí bách do khả năng thấm hút kém.

Kiểu dệt và sợi vải thích hợp
Khi chọn vải may đồng phục, kiểu dệt cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt vải. Có ba kiểu dệt phổ biến là thun trơn, thun polo và thun lạnh.
- Thun trơn được dệt theo chiều đơn, tạo ra bề mặt mịn màng và thẩm mỹ cao. Vải được dùng phổ biến trong may đồng phục áo lớp.
- Thun polo có hai loại chính gồm thun cá sấu và thun cá mập. Thun cá sấu có mắt lưới lớn hơn thun trơn, được đan lại với nhau như xích làm cho bề mặt không được láng mịn. Trong khi thun cá mập có mắt lưới to hơn, chất liệu thô và ít co giãn, có giá thành thấp hơn.
- Thun lạnh được làm từ sợi PE, có bề mặt láng mịn, không xù, thường được dùng để may đồng phục thể thao. Kiểu dệt này mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái, giúp người mặc dễ dàng vận động.

Bài viết trên đã giới thiệu về các loại vải may đồng phục doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng sẽ giúp bạn tìm được loại vải phù hợp nhất với tính chất công việc của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp may đồng phục cao cấp uy tín, hãy liên hệ với Đồng Phục Phước Thịnh để được tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tìm ra được sản phẩm ưng ý nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ 1: 919 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, TP. HCM
- Địa chỉ 2: 41B Đường Số 1A, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TP. HCM
- Điện thoại/Zalo: 0909.59.53.56 – 0902.882.335
- Email: dongphucphuocthinh@gmail.com
- Website: https://dongphucphuocthinh.com