- Nhóm vải co giãn may áo thun.
- Nhóm vải không co giãn độ dày mỏng may áo sơ mi.
- Nhóm vải không co giãn độ dày dày may áo và quần.
- Nhóm vải may áo khoác.
1. Nhóm vải co giãn may đồng phục áo thun
Trong nhóm vải co giãn may áo thun đồng phục, chúng ta chia làm 3 loại chính. Đó là: Vải cotton 100%, vải cotton pha PE (còn gọi là polyester) và vải PE 100%. Về độ co giãn vải chúng ta chia làm 2 loại. Đó là vải co giãn 2 chiều và vải co giãn 4 chiều. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 1 số vải may đồng phục phổ biến được liệt kê phía dưới nhé.
1.1. Vải cotton 100% 4 chiều
Đây là vải cotton trơn và có thành phần cotton là 100%. Vải rất mềm và mịn, hút ẩm cực kỳ tốt, tính chất vải thì co giản 4 chiều. Loại vải này giá thành cao, được xếp vào phân khúc loại vải cao cấp. Những doanh nghiệp cần bộ đồng phục sang trọng và lịch lãm thì chọn dòng vải này để may áo đồng phục công ty.
1.2. Vải cotton 65/35 4 chiều
Đây là vải thuộc phân khúc chất lượng (vải tốt) trong bảng giá may đồng phục. Vải gồm 2 thành phần là: cotton và polyester. Kết hợp với tỉ lệ là 65% và 35%. Vải này vừa có tính hút ẩm thoáng mát của sợi cotton, vừa có đứng form giữ dáng không chảy xệ của poly, nên phân khúc này được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đặt may.
1.3. Vải cá sấu 65/35 4 chiều
Thành phần tất cả đều giống vải cotton 65/35 4 chiều, chỉ có khác nhau về mình vải. Nếu vải cotton mình vải trơn mịn, mỏng; thì vải cá sấu mình vải hơi thô và dày hơn. Vải rất phù hợp cho ai muốn áo đứng form và có độ bền cao. Đây là dòng vải thuộc phân khúc chất lượng trong bảng giá và được nhiều doanh nghiệp chọn lựa.
Ưu điểm vải thun cá sấu: Vải thun cá sấu mặc thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt thích hợp cho việc may áo thun đồng phục doanh nghiệp, áo thun đồng phục công ty, phù hợp cho người sử dụng thường xuyên vận động ngoài trời, vận động nhiều, …
1.4. Vải Poly Thái 4 chiều
Vải Poli Thái là vải gồm 95% sợi Poli và 3% – 5% sợi spandex. Ngoài ra còn thêm 1 số chất phụ gia (sợi nano) làm vải có cảm giác mát và lạnh. Tuy mới xuất hiện trong vài năm gần đây, nhưng hiện tại thì loại vải này đang được ưa chuộng trên thị trường. Vải không xù lông, không nhăn, mặc không cần ủi. Độ dày vải trung bình. Nếu so với vải cá sấu 65/35 thì độ dày tầm 8/10.
Có 2 điểm quan trọng để phân biệt vải Poli Thái xịn và dỏm mà các bạn cần lưu ý nhé.
- Nếu đúng vải Poli Thái xịn thì khi cầm lên bạn sẽ thấy mát tay. Khi nhiễu vài giọt nước vào vải, nước sẽ bị thấm hút tức thì, chứng tỏ vải có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Còn nếu là hàng dỏm thì khi nhiễu nước vào, giọt nước sẽ lăn qua lăn lại không thấm ngay. Phải chờ 1 hồi lâu mới thấm. Khi sờ vải ta cảm thấy không mát tay và sột soạt như nilon, chứ không mềm mại.
- Các bạn nên chú ý 2 điểm này để tránh mua phải hàng dỏm nhé. Trên thị trường cũng có 1 số đơn vị đồng phục thường sử dụng loại vải không đúng chuẩn, để báo giá thành thấp hơn, nhằm cạnh tranh về giá.
1.5. Vải cá sấu PE 2 chiều
Nhìn bằng mắt thường thì các loại vải cá sấu đều có hình dáng giống nhau. Giữa cá sấu 65/35 và cá sấu PE không khác nhau là mấy. Nhưng khi tiếp xúc bằng tay thì cảm nhận sẽ khác nhau nhiều. Vải có cotton mát tay hơn, còn vải PE sẽ nóng và sột soạt. Mặt vải PE bóng, vải PE ít hút ẩm.
1.6. Vải cá mập PE 2 chiều
Giữa cá sấu và cá mập thì ai to con hơn? chắc chắn là cá mập rồi đúng không? Vì thế để phân biệt sớ vải dệt to hơn sớ cá sấu, tiểu thương vải ở VN đã đặt tên cho loại vải này là cá mập. Vải cá mập cũng giống như vải cá sấu, chỉ khác nhau là sớ vải dệt to hơn, mắc vải to hơn, nhìn thô hơn. Nó sẽ phù hợp cho một số người thích vải dày và ít co giãn.
1.7. Vải thun lạnh 2 chiều (vải Interlock).
1.8. Vải thun mè 2 chiều
Các bạn cũng biết vải thun này được làm từ 100% poli (sợi nhân tạo), nên sự hút ẩm của nó rất ít. Để giải quyết vấn đề thoát khí, khi mặc không cảm giác nóng nực, kỹ sư mới thiết kế có những lỗ nhỏ li ti trên vải để giúp thoát hơi, những lỗ nhỏ ấy như hạt mè, nên mới gọi là thun mè. Đây cũng là dòng vải phân khúc giá rẻ bình dân trong việc lựa chọn may đồng phục công ty.
2. Nhóm vải không co giãn, độ dày mỏng may đồng phục áo sơ mi.
Trong nhóm vải không co giãn may áo sơ mi đồng phục, chúng ta cũng chia làm 3 loại chính. Đó là: Vải cotton 100%, vải cotton pha PE và vải PE 100%. Chúng Ta nên chú ý 3 điểm chính này để biết mình muốn loại nào nhé. Cotton nhiều thì sẽ mát và hút ẩm, nhưng giá thành cao. PE nhiều thì ít hút ẩm, không nhăn và giá thành thấp. Loại giữa có pha trộn giữa cotton và PE thì giá thành vừa và cũng hội đủ 2 đặt tính mát và ít nhăn. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 1 số vải phổ biến được liệt kê phía dưới nhé.
2.1. Vải kate Silk VN ( 100% PE)
Đây là loại vải kate có thành phần là 100% từ PE, kate Silk có ưu điểm là rất bền màu, ít nhăn khi giặt ủi và giá thành lại phải chăng. Do đó, loại vải này được yêu thích và dùng để may áo sơ mi công sở là phù hợp nhất.
2.2. Vải kate Indo (100% PE)
Đây là chất liệu trung cấp, thành phần gồm 100% sợi PE. mình vải cũng tương tựa kate siu VN nhưng dày dặn hơn 1 tí, vải có nhiều màu sắc để lựa chọn, rất phù hợp cho đồng phục quán cafe, đồng phục nhà hàng, đồng phục học sinh, đồng phục nhân viên văn phòng. vải ít nhăn dễ giặt và ủi và nhanh khô.
2.3. Vải kate Mỹ, Vải kate sọc Mỹ (50% cotton + 50% PE)
Loại chất liệu này được dệt từ nhiều sợi bông, chứa thành phần pha trộn giữa cotton và PE (50/50). Do đó, kate Mỹ có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Đây là chất liệu được xếp vào hàng giá chất lượng, rất phù hợp cho đồng phục nhân viên văn phòng, đồng phục ngân hàng, đồng phục nhà hàng, đồng phục quản lý, đồng phục quán cafe sang trọng…
2.4. Vải kate Ford (65% cotton + 35% PE)
Chất liệu vải này có phần hơn dày tay hơn những loại vải kate khác. Song, kate Ford lại được ưa chuộng bởi độ thấm hút mồ hôi tốt. thành phần cotton nhiều trong vải (chiếm 65%). Một điểm trừ cho chất liệu vải này là vải hơi nhăn, (vải nào cũng vải, cotton nhiều sẽ dễ nhăn, đó là đặc điểm chính của cotton), nên muốn áo bền đẹp thì người mặc phải thường xuyển ủi (là) trước khi mặc. vải kate ford
2.5. Vải kate bamboo (vải kate sợi tre) may áo sơ mi cao cấp.
Đây là loại vải cao cấp và có hàm lượng cotton cao (sợi tre). Nên được ưa chuộng để may đồng phục cho nhân viên văn phòng. Về cấu tạo của vải Kate bamboo thì sợi tre chiếm gần 50%, 50% còn lại là thành phần micro fiber cùng với sợi co giãn spandex.
Cảm nhận vải kate bamboo sờ vào rất mịn và mát tay, nhẹ như lụa. Vải thấm hút mồ hôi tốt, ít nhăn, mau khô và thoáng mát. Thêm 1 điểm quan trọng nữa đó là trông vải rất sang trọng và đẳng cấp.
3. Nhóm vải không co giãn, độ dày dày may đồng phục.
Trong nhóm vải không co giãn, độ dày dày dùng may trang phục khoác ngoài hay trang phục cần vải dày dặn chỉnh chu. Chúng ta cũng chia làm 3 loại chính. Đó là: Vải thành phần cotton 100%, vải cotton pha PE và vải PE 100%. Chúng Ta nên chú ý 3 điểm chính này để biết mình muốn loại nào nhé. Cotton nhiều thì sẽ mát và hút ẩm, nhưng áo hơi rũ. PE nhiều thì ít hút ẩm, ít nhăn, áo đứng form. Loại giữa có pha trộn giữa cotton và PE thì giá thành vừa và cũng hội đủ 2 đặt tính mát và ít nhăn và đứng form. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 1 số vải phổ biến nhé.
3.1. Vải kaki 65/35 (vải may áo, đồ BHLĐ, quần tây, váy nam nữ)
Vải kaki là loại vải khá quen thuộc với nam giới khi thường dùng để may quần tây. Gọi quen là quần kaki. Cái đuôi 65/35 ý nói về thành phần kết hợp giữa sợi Cotton và Poli. Vậy vải kaki 65/35 là loại vải đặt trưng, có sớ vải là những đường gân nổi trên bề mặc vải. Vải khá dày, thường dùng để may quần tây, áo bảo hộ lao động, áo kỹ thuật, áo cơ khí, áo xây dựng, tạp dề, nón kết…Vải thuộc phân khúc giá trung bình.
3.2. Vải kaki Thành Công (vải may áo, đồ bảo hộ lao động, quần tây nam)
Cũng là 1 dạng kaki, do công ty Thành Công của Việt Nam sản xuất, có tính phổ biến rộng trên thị trường, nên đã dùng tên công ty mà đặt cho loại vải này luôn. Vải kaki Thành Công dày hơn kaki 65/35. Vải mặc rất bền, giá cũng cao hơn vải kaki 65/35 khá nhiều.
3.3. Vải Kaki Thun (vải may áo, quần tây, váy, vest nam và nữ)
Theo trào lưu hiện nay, giới trẻ thích mặc quần ôm ôm theo kiểu Hàn. Nắm bắt được nhu cầu vừa muốn ôm người vừa muốn thoải mái, nên nhà sản xuất đã cho ra thêm 1 loại vải kaki có tính chất co giãn và đặt tên là kaki thun. Vậy tóm lại kaki thun là vải kaki có co giãn, giá thành cũng khá cao, thuộc dòng phân khúc chất lượng.
3.4. Vải tuyết mưa (vải may áo, quần tây, váy, vest nữ)
Còn được gọi là vải “Ponte di Roma” (do có xuất xứ và được sử dụng nhiều ở Roma, Ý). Cấu trúc đan giống mái vòm của chiếc cầu lên xuống. Là loại vải được dệt trên 1 chiếc máy có 2 kim, gọi là đan đôi. Hai mặt vải giống nhau, mình vải dày dặn, chắc chắn. Có độ co giãn nhẹ, mình rũ. Vải phù hợp may quần tây nữ, váy nữ, áo khoác, áo ghile…
3.5. Vải cotton lạnh, Cotton lụa (vải may áo kiểu nữ, quần tây quần kiểu nữ)
Là vải cotton nhưng có tính chất cầm mát tay nên gọi là cotton lạnh. Vải được kết hợp gồm thành phần cotton, polyester và phụ gia làm mát. Để tăng sự co dãn, đôi khi vải còn được pha thêm từ 2%-5% spandex. Nhìn chung mình vải dày trung bình, có 1 phần hơi rũ, mặc mát, vải này ít dùng làm đồng phục và thường phù hợp với nữ giới hơn, giá cả cũng khá cao.
3.6. Vải Cashmere, Vải Terin (Vải may quần Tây, áo vest)
Vải Cashmere, vải Terin (vải may quần tây, váy): đây là vải chuyên dùng để may quần tây, váy, áo vest…Ở Việt Nam ta còn quen gọi là vải may quần tây. Vải cũng có nhiều loại từ mỏng đến dày, từ giá thấp đến giá cao. Thành phần vải gồm 2 phần kết hợp giữa cotton và poly theo 1 tỉ lệ nhất định của nhà sản xuất.
4.1. Vải dù (vải micro) may đồng phục áo khoác
Vải micro, vải dù may áo khoác: Vải dù là tên gọi Việt Nam, còn vải microtex là tên tiếng Anh. Vải dù gồm 100% là thành phần Poly. Mình vải thì có 3 dạng chính đó là: vải dù trơn, vải dù gân, vải dù thun. Giá cả thuộc phân khúc trung bình. Tuỳ theo nhu cầu của khách sử dụng, có thể chọn vải dù mỏng hoặc dày. Vải dù thường dùng may áo khoác, tạp dề, túi xách, ba lô, dù…
4.2. Vải nỉ cào may đồng phục áo hoodie, áo khoác.
Vải ni cào là loại vải thun có tính chất co giãn 2 chiều nhẹ. Vải này còn được biết đến với tên gọi vải thun Fleece, bởi được dệt theo kiểu dệt Fleece. Đặc điểm cấu tạo của nỉ cào là mặt trái của vải có lớp lông ngắn xù ra để giữ ấm, mặt phải mình vải trơn mịn, không xù lông. Tuỳ theo tính chất muốn giữ ấm nhiều hay ít, vải được dệt dày hay vừa hay mỏng. Vải được dùng để may áo khoác, áo hoodie, quần joger, quần thể thao…
4.3. Vải Vảy cá may đồng phục áo hoodie, áo khoác
Tính chất vải tương tựa như nỉ cào, nhưng mặt trái của vải có cách dệt khác về hình dáng so với nỉ cào. Mặt trái là những móc tua trông giống như vảy cá, nên mới có tên gọi là vảy cá (xem hình minh hoạ). Vải này cũng dùng để may áo khoác, áo hoodie, quần joger, quần thể thao…