Vải Bamboo là gì ? Những ưu điểm nổi bật và cách bảo quản vải phù hợp

10/03/2025 457 lượt xem

Giữa rất nhiều chất liệu vải may đồng phục, vải Bamboo đang dần chiếm ưu thế bởi các tính chất nổi bật, an toàn và thân thiện với môi trường. Vậy vải Bamboo gồm mấy loại, từng loại có những ưu điểm gì? Hãy cùng Đồng phục Phước Thịnh khám phá trong bài viết sau nhé!

Chất liệu Bamboo là gì?

Vải Bambo hay còn gọi là vải sợi tre, là một loại vải có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất chủ yếu từ Cellulose của thân cây tre già, kết hợp với một số chất phụ gia giúp tăng độ bền chắc. Nhờ nguồn gốc tự nhiên, vải Bamboo được đánh giá an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, trở thành lựa chọn hàng đầu trong xu hướng thời trang bền vững.

Với đặc tính mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, chống tia UV và ít nhăn, vải Bamboo mang lại cảm giác thoải mái tối đa, phù hợp với nhiều loại đồng phục khác nhau. Hiện nay, chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc đồng phục, đồ gia dụng và cả nội thất.

vai bamboo 1
Vải Bamboo được làm từ sợi tre tự nhiên, thân thiện với môi trường

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Trước đây, bột gỗ tre chỉ được sử dụng để sản xuất giấy thủ công. Sau đó, các nền văn hóa ở Trung Quốc và Ấn Độ đã biết cách dệt vải từ sợi tre, thậm chí ở một số vùng nông thôn Ấn Độ vẫn duy trì các lễ hội tôn vinh loại vải này.

Nhờ tính bền vững và khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu, sản xuất vải tre đã mở rộng ra Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác. Cho đến năm 1881, sợi tre đã được kết hợp với len để tạo ra một loại vải mềm mại hơn, đặt nền móng cho sự ra đời của vải Bamboo.

Đến năm 2000, quy trình tách sợi tre được ghi nhận đầu tiên tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), giúp sản xuất vải Bamboo nhờ sự hỗ trợ của dung môi và chất tẩy keo tre. Hiện nay, Trung Quốc là nhà sản xuất vải Bamboo lớn nhất thế giới với giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên quá trình khai thác ồ ạt và bừa bãi các loại tre nữa cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường.

Quy trình sản xuất vải sợi Bamboo

Để tạo ra vải sợi Bamboo mềm mại và bền bỉ, tre thô phải trải qua quá trình xử lý đặc biệt nhằm phá vỡ cấu trúc tự nhiên của sợi. Hiện nay, có hai phương pháp chính được áp dụng trong sản xuất vải Bamboo: phương pháp cơ khí và phương pháp hóa học.

Phương pháp cơ khí

Phương pháp cơ khí là cách sản xuất vải Bamboo không sử dụng hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Quy trình này bao gồm ba bước chính:

  1. Nghiền nát tre: Tre sau khi thu hoạch được nghiền nát và xử lý bằng enzym sinh học nhằm phá vỡ cấu trúc tự nhiên, làm mềm nguyên liệu, giúp quá trình tách sợi dễ dàng hơn.
  2. Kéo sợi: Hỗn hợp bột tre thu được sau đó được trải đều, đảm bảo các sợi tre sau này có kích thước đồng nhất. Sau đó, bột tre được kéo thành những sợi vải dài
  3. Dệt vải: Các sợi tre sau đó được dệt thành vải với kích thước phù hợp. Các tấm vải thành phẩm sẽ được sử dụng để may đồng phục hoặc sản xuất đồ nội thất…

Phương pháp hóa học

Bằng phương pháp hóa học, vải Bamboo được tạo ra thông qua bốn bước chính sau:

  1. Nghiền tre và ngâm trong dung dịch: Tre sau khi thu hoạch sẽ được nghiền thành dạng bột mịn. Lượng bột này sau đó được ngâm trong dung dịch kiềm Natri Hydroxit (NaOH) ở nhiệt độ ổn định từ 20 – 25°C trong khoảng 3 giờ tạo ra hỗn hợp Cellulose có tính kiềm.
  2. Ép và làm khô: Sau khi ngâm, hỗn hợp Cellulose kiềm được ép để loại bỏ lượng Natri Hydroxit dư thừa. Tiếp theo, hỗn hợp này được đưa vào máy xay để làm khô trong 24 giờ, giúp ổn định cấu trúc và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  3. Phun dầu và làm cứng sợi: Sau khi làm khô, Cellulose kiềm được đưa vào hệ thống phun sợi, nơi các sợi cellulose được ép qua các đầu phun nhỏ để định hình sợi vải. Tiếp theo, sợi được ngâm trong dung dịch Acid Sunfuric (H₂SO₄) loãng, giúp làm cứng sợi và cố định kết cấu của sợi Bamboo.
  4. Kéo sợi: Sau khi qua quá trình xử lý bằng acid, xenlulozơ thu được sẽ được tiếp tục được kéo thành các sợi vải Bamboo thành phẩm.

Phân loại vải Bamboo

Dựa vào phương thức sản xuất và thành phần pha trộn, vải Bamboo có thể chia thành bốn nhóm chính. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Vải Bamboo 100% Sợi Tre

Đây là dòng vải được dệt hoàn toàn từ sợi tre tự nhiên, không pha trộn với bất kỳ chất liệu nào khác. Loại vải này được sản xuất theo phương pháp cơ học, sử dụng quá trình nghiền và xử lý sợi tre tự nhiên mà không can thiệp hóa chất mạnh. Nhờ vậy, vải giữ được độ mềm mại, bền chắc, có khả năng kháng khuẩn và thấm hút tốt. Với khả năng an toàn và không gây kích ứng, vải Bamboo thường được sử dụng để may các loại đồng phục áo sơ mi công sở cao cấp, đồng phục thể thao và đồng phục, quần áo đồng phục mầm non. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất tốn nhiều công sức và thời gian, giá thành vải Bamboo 100% thường cao hơn so với các dòng vải pha trộn.

Vải thun Bamboo

Vải thun Bamboo được sản xuất từ sợi tre rayon hòa tan vào thành phần xenlulo rồi kéo thành sợi. Vải thun bambo nổi bật bởi độ đàn hồi và co giãn tốt, tương tự như các loại vải thun. Ngoài ra, loại vải này còn mềm mịn, hút ẩm tốt và giữ form quần áo hiệu quả. Vải thun bamboo được sử dụng để may áo phông, áo len, quần, váy và các loại quần áo thời trang khác.

vai bamboo 2
Một số loại vải Bamboo dùng may đồng phục phổ biến hiện nay

Vải Bamboo Spun

Bamboo spun là một phiên bản cải tiến của vải Bamboo truyền thống, được sản xuất theo quy trình khép kín để tối ưu độ bền và chất lượng. Vải có độ mềm mại cao, an toàn cho làn da, khả năng kháng khuẩn, thoáng khí và thân thiện với môi trường. Loại vải này được sử dung phổ biến để may các loại đồng phục công sở, áo sơ mi, áo thun, đồng phục thể thao…

Vải Bamboo Cotton

Loại vải này là sự kết hợp giữa sợi tre và cotton, tận dụng được những ưu điểm của cả hai chất liệu. Vải có độ mềm mại, mịn màng của Bamboo, đồng thời cải thiện độ thoáng khí nhờ thành phần cotton. Do chi phí sản xuất thấp hơn vải Bamboo nguyên chất, Bamboo cotton có giá thành hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu may đồng phục đa dạng. Ứng dụng phổ biến của loại vải này có thể kể đến như quần áo đồng phục thể thao; đồng phục áo thun, áo sơ mi, quần, váy,…

Đặc tính của chất liệu từ sợi vải tre Bamboo

Vải Bamboo đang dần trở thành chất liệu phổ biến trong may đồng phục nhờ vào những đặc tính ưu việt. Những ưu nhược điểm nổi bật của loại vải này có thể kể đến như:

Ưu điểm:

  • Kháng khuẩn tự nhiên: Theo nghiên cứu Science Direct về vải Bamboo, thì loại vải này sở hữu khả năng kháng khuẩn tự nhiên nhờ hợp chất sinh học Bamboo Kun, một chất có sẵn trong sợi cellulose của cây tre. Bamboo Kun giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và vi rút, ngay cả khi vải đã trải qua nhiều lần giặt.
  • Thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt: Nhờ cấu trúc sợi có nhiều lỗ rỗng, bề mặt vải Bamboo rất mịn, mát và có khả năng thấm hút cao hơn so với các loại vải khác. Do đó, chất vải này rất phù hợp làm đồng phục cho mùa hè, đặc biệt là đồng phục trẻ em, giúp đem lại cảm giác thoáng mát dễ chịu.
  • Thân thiện với môi trường: So với bông vải cần nhiều nước và hóa chất, cây tre phát triển tự nhiên, ít tiêu tốn tài nguyên, giúp bảo vệ đất và nguồn nước. Quy trình sản xuất khép kín cũng hạn chế tối đa tác động tới môi trường. Nhờ đó, vải Bamboo ngày càng được ưa chuộng trong thời trang bền vững.
  • Chống tia UV: Chỉ khoảng 0,6% tia UV xuyên qua vải Bamboo , trong khi cotton có thể lên đến 24,6%. Do đó, quần áo từ vải Bamboo giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia cực tím tốt hơn so với cotton, từ đó phần nào hạn chế nguy cơ ung thư da.
  • Mềm mại và có độ bền cao: Vải Bamboo có độ bền cao nhờ cấu trúc sợi chắc chắn, giúp quần áo giữ form tốt và ít bị bai dão sau nhiều lần giặt. Đồng thời, sợi tre được dệt thành lớp mỏng, mịn và mềm mại, mang lại cảm giác mát lạnh, nhẹ nhàng khi mặc.
  • An toàn cho da: Vải Bamboo là loại vải tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại được chứng nhận theo tiêu chuẩn Oeko Tex Standard 100. Với bề mặt mềm mại, trơn mịn, chất liệu này giúp giảm ma sát, hạn chế kích ứng da, nên phù hợp làm đồng phục dành cho cho trẻ em và phụ nữ, những người có làn da nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Dễ co rút: Sau nhiều lần giặt, vải Bamboo có thể bị co lại, ảnh hưởng đến kích thước và form dáng của trang phục.
  • Dễ nhăn, lâu khô: Là chất liệu tự nhiên nên vải Bamboo thường dễ nhăn và thời gian khô lâu hơn so với một số loại vải tổng hợp khác.
  • Cần bảo quản đặc biệt: Khi sử dụng vải Bamboo, cần chú ý giặt đúng cách, sử dụng loại xà phòng phù hợp và phơi đúng phương pháp để giữ độ bền của vải.
  • Giá thành cao: Do có nguồn gốc tự nhiên và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, vải Bamboo thường có giá cao hơn so với các chất liệu thông thường.

Ứng dụng của vải Bamboo

Sản xuất quần áo

Vải Bamboo với đặc tính mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, là lựa chọn lý tưởng cho các loại quần áo mặc hàng ngày, tất và đồ lót. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lựa chọn vải Bamboo để may đồng phục nhờ sự thoải mái, độ bền vượt trội và khả năng giữ form tốt. Một số mẫu đồng phục làm từ vải Bamboo phổ biến bao gồm đồng phục áo sơ mi, đồng phục quần âu, váy đầm công sở cao cấp…

Đặc biệt, nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên và an toàn cho da, chất liệu này rất phù hợp để may quần áo trẻ em, đồng phục trẻ em, giúp bảo vệ làn da nhạy cảm và mang lại cảm giác dễ chịu khi trẻ chạy nhảy, vận động nhiều.

vai bamboo 3
Đồng phục làm từ vải Bamboo thoáng mát và có tính thẩm mỹ cao

Sản xuất chăn ga gối

Vải Bamboo là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp. Chăn ga gối làm từ vải Bamboo mềm mại, thấm hút tốt, không bai xù, không phai màu hay co rút sau thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó vải Bamboo có khả năng điều hòa thân nhiệt, giúp giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, mang lại giấc ngủ thoải mái cho người dùng. Đặc biệt, sợi tre tự nhiên có tính kháng khuẩn, khử mùi, an toàn cho làn da nhạy cảm, phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi.

vai bamboo 4
Bộ chăn ga gối làm từ vải Bamboo cao cấp êm ái, dễ chịu

Sản xuất đồ nội thất

Với đặc tính mềm mại, kháng khuẩn và thấm hút tốt, vải Bamboo được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội thất cao cấp, đặc biệt là rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ bọc ghế và sofa. Chất liệu Bamboo cao cấp góp phần tạo nên không gian sống sang trọng và thẩm mỹ hơn. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên, các sản phẩm từ vải Bamboo còn góp phần hạn chế sự phát triển của vi rút, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Sản xuất đồ y tế

Vải Bamboo được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe bởi tính chất kháng khuẩn tự nhiên, mềm mại và an toàn cho da. Một số sản phẩm phổ biến bao gồm khẩu trang, gạc y tế, băng quấn và khăn lau kháng khuẩn…

Mẹo vệ sinh và bảo quản vải Bamboo bền đẹp

Để vải Bamboo giữ được độ bền đẹp lâu dài, bạn cần vệ sinh và bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tham khảo:

  • Nên giặt vải Bamboo với nước lạnh để hạn chế co rút và giữ nguyên kết cấu sợi vải. Nếu giặt bằng máy, bạn nên chọn chế độ nhẹ nhàng với nhiệt độ thấp.
  • Nên phân loại và giặt riêng quần áo màu và quần áo trắng để tránh phai màu; không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy trắng vì có thể làm hỏng và mất màu sợi vải.
  • Nên phơi quần áo ở nơi có bóng mát, thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để hạn chế bạc màu và bảo vệ độ bền sợi vải. Không nên dùng máy sấy ở nhiệt độ cao, vì sức nóng có thể làm co rút và giảm chất lượng vải.
  • Cất giữ quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc. Khi cần là ủi, nên chọn nhiệt độ thấp và sử dụng bàn ủi hơi nước để tránh làm hỏng sợi vải.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vải Bamboo cũng như một số lưu ý để sử dụng và bảo quản vải bền đẹp. Có thể nói, với khả năng thấm hút tốt, mềm mại và thân thiện với môi trường, vải Bamboo đang là lựa chọn lý tưởng cho nhiều loại trang phục và đồ dùng gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà may đồng phục vải Bamboo trọn gói, giá tốt, hãy liên hệ Đồng phục Phước Thịnh qua hotline 0909.59.53.56 để được tư vấn chi tiết nhé!

Đồng phục Phước Thịnh

Với niềm đam mê mãnh liệt với nghề khả năng kết hợp tuyệt vời giữa kiến thức chuyên môn và trí tưởng tượng. Kim Chi đã cống hiến tại Phước Thịnh 5 năm dưới vai trò nhân viên Telesale. Những đơn hàng đã được chốt bởi Kim Chi đều là những vị khách khó tính và yêu cầu khắt khe nhất,... Xem chi tiết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cùng chúng tôi điểm qua một số xu hướng thiết kế đồng phục đang tạo trend trong năm 2025 nhé!

Top 12 loại vải may đồng phục được khách hàng ưa chuộng năm 2025

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải may đồng phục đi làm từ chất liệu cơ bản đến dòng cao cấp. Việc chọn chất...

Vải Oxford: Đặc điểm và lợi ích cho đồng phục doanh nghiệp

Việc lựa chọn chất liệu vải phù hợp đóng vai trò then chốt, quyết định đến sự thoải mái, chuyên nghiệp và hình ảnh của doanh nghiệp....

Vải Kate: Chất liệu lý tưởng cho áo sơ mi và đồng phục công sở

Xuất hiện từ thế kỷ 20, vải Kate đến nay vẫn là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất trong ngành may mặc. Nhờ độ...

Giới thiệu bảng màu vải may đồng phục tại Đồng phục Phước Thịnh mới nhất năm 2025

Bên cạnh kiểu dáng và chất liệu vải, màu sắc cũng là yếu tố quan trọng tạo nên một bộ đồng phục ấn tượng. Tuy nhiên, làm...

Vải Cotton Poly có tốt để may đồng phục? Ưu, nhược điểm cần biết

Đồng phục không chỉ là trang phục, mà còn là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp, trường học hay tổ chức. Vì thế, việc chọn chất...

Vải linen Hàn Quốc là gì? Ứng dụng trong đời sống hằng ngày

Vải linen Hàn Quốc là một trong những phân loại của vải Linen, có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên. Nhờ độ bền cao và dễ...

Vải Bamboo là gì ? Những ưu điểm nổi bật và cách bảo quản vải phù hợp

Giữa rất nhiều chất liệu vải may đồng phục, vải Bamboo đang dần chiếm ưu thế bởi các tính chất nổi bật, an toàn và thân thiện...

Top 12 loại vải thường được sử dụng để may đồng phục học sinh

Hầu hết chúng ta đều đã quá quen với việc mặc đồng phục đến trường từ khi còn rất là nhỏ phải không nào? Đồng phục học...

Đồng Phục Phước Thịnh

Bạn chưa tìm được đối tác cung cấp đồng phục cho doanh nghiệp?

Hãy để Phước Thịnh Uniform có cơ hội được tư vấn sản phẩm và giải pháp đồng phục phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất

Liên hệ ngay
0902.882.3350909.59.53.560902.882.3350909.59.53.56