Logo trên áo phông đồng phục chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ. Nhưng có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Khi thiết kế in logo áo thun thì cũng cần phải chú ý đến nhiều yếu tố. Để đảm bảo cho logo được đẹp và cân xứng trên chiếc áo phông đồng phục nhất!
1.Tỷ lệ của in logo
Thông thường thì các công ty, doanh nghiệp họ luôn có bộ nhận diện thương hiệu theo quy định cụ thể. Và trong đó bao gồm có logo với đầy đủ màu sắc và kích thước chuẩn. Cho nên việc bạn cần làm là đừng chỉnh sửa kích thước logo của họ. Vì sẽ khiến chúng bị biến dạng. Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của in logo trên áo phông đồng phục.
Thông thường logo được thiết kế theo hình chữ nhật với tỉ lệ 6:4 là đẹp nhất.
2. Màu sắc in logo không đúng chuẩn màu mong muốn.
Mỗi công ty sẽ có những màu sắc riêng biệt để làm nên một phong cách riêng. Và đây cũng chính là thương hiệu của công ty. Đôi khi nó còn là màu phong thủy, phù hợp với tuổi của chủ sáng lập. Chính vì vậy mà khi in áo phông đồng phục thì hầu như các công ty đều lựa chọn màu sắc của thương hiệu làm tone màu chính cho logo.
Nhưng có khá nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi in logo thì màu ra không đúng như ý muốn. Nguyên nhân chính dẫn tới chuyện này đó chính là:
- chất liệu vải và kỹ thuật in không tương thích với nhau.
- Vải bị ra màu và trộn lẫn cùng màu với mực in dẫn đến ra không đúng màu mong muốn.
- Tay nghề pha màu của thợ in non, nên không phâ được các màu chuẩn.
3. Những vị trí nên in logo lên áo thun đồng phục
Có 5 vị trí nên in logo lên áo thun đồng phục. những vị trí này sẽ đánh trực diện vào mắt đối phương khi tiếp xúc. phạm vi rộng nên rất dễ thêu và hình thêu được rõ nét và đẹp.
- In logo trên ngực trái áo với kích thước ngang tầm 6cm – 10cm.
- In logo sau lưng áo với kích thước ngang tầm 25cm – 28cm
- In logo hoặc sologan hoặc địa chỉ website trên tay áo ngắn với kích thước ngang tầm 8cm – 10cm
- In logo sườn áo với kích thước dài tầm 20cm – 25cm
- In logo miệng túi áo với kích thước nhỏ ngang tầm 2cm – 3,5cm
4. Kích thước của logo
Thông thường thì khi in logo sẽ có những kích thước khác nhau đối với vị trí trên ngực áo và sau lưng áo. Chẳng hạn như trên ngực áo thì dao động 3c-10cm, sau lưng thì 15-25cm.
Ngoài ra, nếu muốn biết kích thước nào là chuẩn và phù hợp nhất thì ngoài việc có bản vẽ thiết kế logo bạn cũng nên nhờ xưởng may in logo ra giấy sau đó ướm thử vào áo và cảm thấy kích thước nào hài hòa với tổng thể của chiếc áo phông đồng phục nhất thì lựa chọn.
- Dạng hình vuông hoặc hình tròn thì kích thước thêu tầm 4cm – 6cm là đẹp.
- Dạng hình chỉ nhật tỉ lệ 4:6 hoặc hình elip hoặc hình thoi thì kích thước thêu tầm 6cm – 8cm là đẹp
- Dạng hình cây thước (dài và hẹp) thì kích thước thêu tầm 8cm – 10cm là đẹp
5. Chất lượng mực in logo
Hiện nay các xưởng in để cạnh tranh giá rẻ. Vì vậy rất nhiều đơn vị in áo phông đồng phục không uy tín nhập những loại mực in kém chất lượng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc logo bị phai màu, nứt nẻ. Ngoài ra hình còn dễ bị bong tróc và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chiếc áo phông đồng phục. Nếu in đúng mực chất lượng, những trường hợp sai xót trên sẽ không bao giờ xảy ra.
Mực in có mấy loại như sau:
- Mực in nước: dùng in những áo màu sáng, giá rẻ.
- Mực in dẻo: dùng in những áo màu sậm, giá trung bình
- Mực in flash (mực cao su): dùng in tất cả các loại màu vải. chất lượng in tốt, giá cao.
6. Có mấy phương pháp in logo áo thun đồng phục?
In logo lên áo thun đồng phục là một khâu không thể thiếu khi may đồng phục. Hơn 10 năm trong nghề làm đồng phục, Phước Thịnh xin đúc kết ra 3 phương pháp in áo thun đồng phục tốt nhất. Đó là các phương pháp:
- In kéo lụa truyền thống (in mực nước, in mực dẻo, in mực flash (mực cao su), in mực nổi, in 3D)
- in qua vật trung gian (vật trung gian là giấy chuyển nhiệt, màng Pet, Decal)
- In trực tiếp lên áo (in bằng máy in kỹ thuật số)
Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu từng phương pháp nhé.
7. In kéo lụa truyền thống
7.1. In kéo lụa là gì?
In kéo lụa là cho mực in thấm qua các khe li ti của khung lụa, để tạo ra hình ảnh mong muốn. Quy trình như sau: Khi logo được vẽ trên máy vi tính xong, sẽ được in ra trên 1 bản phim âm bản. Sau khi có bản phim. Thợ in sẽ chụp bản phim trên khung lụa trong phòng tối không ánh sáng. Lụa là 1 loại vải mịn và dai, đặc trưng dùng cho in ấn. Chứ không phải vải lụa dùng cho may áo thời trang đâu nhé, do trùng tên gọi thôi. Lụa có những lỗ nhỏ li ti để cho mực in xuyên thấm qua khi in lên áo. Khi chụp sáng, những điểm nào được che lại bởi phim âm bản sẽ làm cho những lỗ nhỏ ấy vẫn còn hiện diện, còn những lỗ không bị che lại sẽ bị ánh sáng quét qua và những lỗ ấy sẽ bị bít kín khe và mực sẽ không thấm qua được. Sau khi chụp xong thì trên khung lụa sẽ có những nơi cho mực thấm qua, những nơi không cho mực thấm qua. Tạo thành hình ảnh như ta mong muốn.
7.2. Ưu điểm và nhược điểm của in kéo lụa
- In lụa có ưu điểm là giá thành rẻ khi in số lượng nhiều, in nhanh, chỉ cần kéo qua 1 lần là đã in xong, mực in thẩm thấu qua từng sợi vải nên độ bám chắc rất cao, hình in sẽ trường tồn theo năm tháng và in được trên tất cả các loại vải (ưu điểm này rất quan trọng, vì có 1 số kỹ thuật in đòi hỏi phải phù hợp với từng loại vải, nên rất hạn chế)
- Nhược điểm của in lụa là: do mỗi lần kéo bản in, chỉ in được 1 màu, nên nếu in nhiều màu (trên 4 màu) thì thời gian in sẽ rất lâu và tốn nhiều công sức. Chi phí và thời gian để làm khung lụa, chụp bảng phim ,,v,,v cũng nhiều nên sẽ rất ko thích hợp khi in số lượng ít, chi phí sẽ rất cao.
7.3. Các kiểu in lụa gồm mấy loại?
Trong khi in tùy theo tính chất mong muốn mà người ta sử dụng nhiều loại mực khác nhau để in. Nên nó cũng có tên gọi khác nhau: Ví dụ sử dụng mực nước thì gọi là in lụa mực nước. Sử dụng mực dẻo thì gọi là in dẻo. Sử dụng mực cao su (mực flastisol) để in thì gọi là in flash. Nếu dùng mực flash in chồng lên nhiều lớp để tạo độ nổi của hình in thì gọi là in nổi 3d. Nếu sử dụng mực dẻo có pha bột nổi thì gọi là in nổi, nếu dùng mực dầu để in thì gọi là in dầu … Còn về kỹ thuật in thì giống nhau đều là kéo lụa.
7.4. In mực nước lên áo thun đồng phục
7.5. In mực dẻo lên áo thun đồng phục
7.6. In lụa mực flash (flastisol) hay còn gọi in mực cao su.
7.7. In Cao, In 3D lên áo thun đồng phục
7.8. In mực nổi lên áo thun
8. In logo qua vật trung gian (giấy chuyển nhiệt, Decal, màng Pet)
Để giải quyết tình trạng in 1 hình logo có quá nhiều màu mà in lụa ko giải quyết được hoặc số lượng in quá ít, chi phí in lụa sẽ đội lên cao. Nên người ta mới phát minh ra 1 loại vật liệu làm vật trung gian. Chúng ta sẽ dùng máy in để in logo hình lên vật liêu trung gian ấy. Sau đó sẽ dùng nhiệt độ ép hình in đó lên trên áo. Vừa tiện lợi vừa tăng năng suất in ấn gấp nhiều lần.
Vật làm trung gian hiện nay phổ biến có 3 loại. Đó là giấy chuyển nhiệt, màng PET và Decal. mỗi loại có đặc tính khác nhau. Giá thành cũng thay đổi nhiều.
8.1. In chuyển nhiệt lên áo thun đồng phục.
In chuyển nhiệt là dùng một loại giấy đặt biệt có vai trò như trung gian. Đầu tiên là dùng máy in phun để in hình ảnh không giới hạn màu sắc lên giấy chuyển nhiệt đó. Sau đó sẽ dùng nhiệt độ cao để chuyển hình ảnh ấy qua lại áo như mong muốn lúc đầu. Việc in này rất đơn giản và chi phí cho việc in này cũng không cao.
- Ưu điểm là In bao nhiêu cái cũng được. Số lượng ít nhiều cũng không thành vấn đề. In được tất cả các màu, không giới hạn màu sắc. Chi phí thấp.
- Nhược điểm của in chuyển nhiệt là chỉ chấp nhận vải in là vải PE hoặc Poli và chỉ in được trên vải màu trắng. Không in được trên vải cotton, và nếu vải có pha giữa cotton và Poli thì cũng in không được nhé. Vải Poli là các loại vải như: thun lạnh, thun mè, thun Poli Thái…
Vậy thì ở đây sẽ phát sinh 1 câu hỏi. Nếu muốn áo màu sậm mà vẫn in ép chuyển thì phải in như thế nào? Đối với trường hợp này, bên Phước Thịnh sẽ in full nguyên áo, tức là dùng vải trắng in hết nguyên cái áo, từ thân, 2 tay và cổ. Và hiển nhiên khi in hết nguyên cái áo thì chi phí cũng sẽ tăng lên cao.
8.2. In Decal
Nghe từ decal chắc các bạn thấy quen thuộc đúng không? Nhưng chú ý, decal để in lên áo khác với decal dán keo xe nhé các bạn. Loại in này phù hợp với tất cả các loại vải, tất cả các loại màu vải. Số lượng ít hay nhiều đều in được. Nhưng nhược điểm của loại in này là hình in phải đơn màu, tức chỉ 1 hoặc 2 màu thôi, không in được nhiều màu và có sự chuyển màu.
Cách thức hoạt động như sau: ta dùng máy cắt decal để cắt hình ảnh đơn màu trên màng decal, sau đó ta lột bỏ những phần decal dư thừa ko dùng, chỉ giữ lại những phần cần dùng, sau đó dùng nhiệt ép decal ấy lên trên áo. Loại decal này khi gặp nhiệt độ thích hợp sẽ tan chảy ra 1 lớp keo và bám chắc lên trên áo.
8.3. In PET
In PET là dùng máy in in lên màng PET (vật trung gian). Thực hiện qua 2 thao tác: in và ép. Cơ chế hoạt động như sau: dùng “màng PET” để làm vật trung gian và dùng máy in in lên màng Pet, sau đó ta dùng nhiệt cao để ép chuyển hình in từ màng Pet sang áo. việc làm 2 thao tác giúp tiết kiệm thời gian in được nhanh hơn, vì in trên màng Pet máy sẽ hoạt động nhanh gấp 10 lần so với in trên vải trực tiếp. Nên tổng hợp lại giá thành sẽ thấp hơn nhiều. Loại hình in này sẽ in được trên tất cả các loại vải, tất cả các loại màu vải.
9. In kỹ thuật số
Giải pháp in Kỹ thuật số này rất đơn giản và tiện lợi vô cùng. Giúp giải quyết nhanh gọn những áo có tính chất vải cotton mà muốn in lên nhiều màu với số lượng ít. Cách thức vận hành máy in này ko khác gì máy in giấy thông thường. Tức là ta chỉ việc đưa cái áo vào máy in, bấm nút in và ngồi chờ cho máy tự làm. Sau 10-15p thì đã xong cái áo. Đơn giản như máy in giấy thông dụng vậy.
Nhược điểm của loại hình in này thì giá thành khá cao. Do ảnh hưởng bởi công nghệ. Nên nhà sản xuất bán kèm theo mực in rất mắc tiền, 1 lít mực in trên cả triệu bạc, nên chi phí cao. Máy chạy chậm nên sẽ không in được số lượng nhiều và nhanh. Chỉ phù hợp số lượng in vừa và ít. Không thông dụng cho ngành đồng phục cần sản lượng nhiều mà giá thành rẻ.