[100+] Mẫu đồng phục lễ tân đẹp, tôn vinh đẳng cấp thương hiệu
Đồng phục lễ tân tôn lên đẳng cấp công ty, là một thước đo sự chuyên nghiệp, tinh tế, chỉnh chu của một doanh nghiệp. Có thể nói cái nhìn gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng đó là bộ phận lễ tân, trang phục tươm tất, sạch sẽ, chỉnh chu. Thiết kế đồng phục lễ tân có phù hợp với thương hiệu công ty hay không ? Phước Thịnh xin ra mắt bộ sưu tập đồng phục lễ tân chuẩn đẹp 2024.
1. Đồng phục lễ tân công ty:
Đối với các công ty vừa và lớn đều thiết kế đồng phục lễ tân riêng biệt. Đa số công ty sẽ trang bị cho nam lễ tân áo vest, bên trong là áo sơ mi kèm với phụ kiện là cà vạt. Nữ lễ tân sẽ được trang bị áo gile hoặc áo vest khoác ngoài, áo sơ mi và váy kèm phụ kiện nơ. Một số công ty sẽ dùng trang phục truyền thống là áo dài cho nữ. Hầu hết đa số đều thêu logo trên ngực áo hoặc sáng tạo thêu logo ngay măng sết. Để tạo nên sự chuyên nghiệp, công ty cần xem trọng việc thiết kế đồng phục lễ tân.
2. Đồng phục lễ tân beauty salon:
Thẩm mĩ viện làm đẹp là nơi nâng tầm nhan sắc của khách hàng. Đến đây khách hàng sẽ rất chú trọng về tính thẩm mĩ, cái đẹp. Từ kiến trúc, môi trường đến trang phục đều được khách hàng để ý và đánh giá. Do đó đồng phục lễ tân thẩm mĩ viện cần chọn lựa tỉ mỉ. Nên nhờ công ty may đồng phục chuyên nghiệp thiết kế và tư vấn.
Thông thường lễ tân nam sẽ mặc vest, kết hợp với sơ mi và cà vạt. Lễ tân nữ sẽ thiên về đầm dài đến đầu gối, đầm được bóp eo tạo đường cong, tôn vẻ đẹp, đi kèm là chiếc khăn quấn cổ. Hoặc lễ tân nữ sẽ có trang phục thiết kế riêng, dạng áo có hàng nút đánh xéo 1 bên, tay ngắn tạo sự thoải mái, cổ tàu, đánh cong eo.
3. Đồng phục lễ tân nha khoa:
Trang phục lễ tân cho phòng khám nha khoa thường được thiết kế ở tiêu chuẩn basic, đơn giản, tạo sự gần gũi thân thiện với khách hàng. Đôi khi bạn sẽ bắt gặp các bạn lễ tân mặc trang phục giống như một điều dưỡng, áo vải kate tay ngắn, cổ khoét chữ V, vải kate Ford độ dày vừa phải, thoáng mát.
Hoặc trang trọng hơn thì phòng khám nha khoa cũng thiết kế cho lễ tân bộ vest cho nam và đầm cho nữ. Tùy thuộc vào tiêu chí của phòng khám muốn tạo sự thân thiện gần gũi hay tạo sự sang trọng, lịch lãm.
4. Đồng phục lễ tân nhà hàng:
Đối với những nhà hàng cao cấp, sang trọng, bộ phận lễ tân luôn rất quan trọng. Từ trang phục đến thái độ của nhân viên lễ tân nếu làm khách hàng không hài lòng họ sẽ bước ra khỏi nhà hàng liền. Vì đối với những thực khách tiêu chuẩn cao này. Sự chỉnh chu, tươm tấp, sạch sẽ và nhiệt tình rất quan trọng.
Tùy thuộc vào ẩm thực nhà hàng mà thiết kế trang phục theo phong cách đó. Dưới đây là một số mẫu thiết kế theo phong cách nhà hàng:
5. Đồng phục lễ tân khách sạn:
Vai trò quan trọng số 1 của khách sạn đó chính là lễ tân. Là người tiếp nhận khách hàng, sắp xếp phòng ốc, hướng dẫn khách nhận phòng. Là người đại diện bộ mặt của khách sạn, nên chủ khách sạn cần chú trọng đầu tư cho bộ phận này, đặc biệt phải có trang phục thu hút và nổi bật.
Đối với những khách sạn 5 sao, chúng ta nên chú trọng chọn chất liệu vải cao cấp để tôn lên sự sang trọng cho lễ tân, nhìn đẳng cấp.
6. Đồng phục lễ tân phòng khám đa khoa:
Một số phòng khám đa khoa chuẩn quốc tế thì khâu tiếp nhận khách ban đầu khá quan trọng. Đặc biệt là khách nước ngoài họ khá quan tâm về tác phong chuyên nghiệp của người lễ tân. Ngoài tác phong thì trang phục lễ tân mặc là điểm gây chú ý đầu tiên.
Chức Năng Và Vai Trò Của Lễ Tân Khách Sạn:
– Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, tạo nên chiếc cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận khác trong khách sạn, nhằm đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn.
– Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng từ trước khi lưu trú cho đến khi rời khỏi khách sạn.
– Kết hợp với bộ phận Đặt phòng và Buồng phòng trong việc kiểm soát tình trạng phòng.
– Chịu trách nhiệm liên hệ, hỗ trợ và khảo sát mức độ hài lòng của khách.
– Phối hợp các bộ phận khác để cung cấp và cập nhật thông tin về chương trình khuyến mãi, quảng cáo của khách sạn đến khách hàng.
– Tối đa hóa doanh thu phòng trong khách sạn.
Nhiệm Vụ Của Lễ Tân Khách Sạn:
Nhiệm vụ của lễ tân được thực hiện theo một quy trình cố định và chia thành 4 giai đoạn: trước khi khách đến khách sạn, khách đã đến khách sạn làm thủ tục nhận phòng, khách lưu trú tại khách sạn và khách làm thủ tục thanh toán và rời khách sạn. Các nhiệm vụ bao gồm:
– Đón tiếp khách, làm thủ tục check in, check out cho khách.
– Nhận diện khách hàng thân thiết, khuyến khích khách đăng ký thành viên.
– Tham gia công tác quảng cáo và tiếp thị của khách sạn.
– Khuyến khích khách nâng cấp phòng, nhằm tối đa hóa doanh thu phòng.
– Kiểm soát và phân bố phòng cho khách.
– Tham gia công tác an ninh và an toàn của khách sạn.
– Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách.
– Cung cấp, giới thiệu thông tin về các dịch vụ bên trong và bên ngoài khách sạn cho khách.
– Bán phòng và các dịch vụ khác của khách sạn.
– Theo dõi, cập nhật, tổng hợp chi phí của khách.
– Nhận đặt phòng, tiếp nhận thông tin về việc trả phòng, nhận phòng sớm – muộn.
– Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho khách.
– Lập và lưu trữ hồ sơ cho khách.
– Thanh toán, tiễn khách.