Áo khoác đồng phục có 4 kiểu thường may đó là: kiểu cơ bản, kiểu đầy đủ, kiểu phối màu và kiểu thoát khí. Cùng tìm hiểu từng kiểu thông qua video này nhé.
Vải may áo gió đồng phục mặc che nắng
Vải may áo gió đồng phục mặc che nắng thường được sử dụng là vải dù (tiếng Anh gọi là vải micro). trong vải dù lại chia làm 3 loại nhỏ đó là: vải dù trơn, vải dù gân và vải dù thun.
1. Vải dù trơn may áo khoác đồng phục
Vải dù trơn là loại vải cấu tạo thành phần gồm 100% polyester. Là loại vải sở hữu tính linh hoạt nhất. Mình vải mịn và bóng. Vải trơn 1 màu không có hoa văn nên gọi là vải dù trơn.
2. Vải dù gân may áo khoác đồng phục.
Vải dù gân còn được gọi là vải dù vân chéo. vì mặt vải có những đường gân ca-rô chéo qua chéo lại. Vải cấu tạo thành phần gồm 100% polyester. Mình vải mịn và bóng. nhờ tính chất hoa văn vải mà xưởng may áo gió đồng phục tăng thêm độ đẹp.
3. Vải dù thun may áo khoác.
Vải dù thun có tính chất thun, nên mặc co giãn rất thoải mái. Cấu tạo thành phần gồm 95% là poli và 5% là sợi thun (spandex). Giá vải dù thun thì cao hơn dù trơn hay dù gân. Nhưng bù lại áo trông sang trọng hơn. vải này để may áo gió đồng phục thì khỏi chê.
Vải may áo gió đồng phục mặc để giữ ấm
Vải may áo gió đồng phục mặc để giữ ấm thường cần loại vải dày và có thành phần cotton. Có thành phần đó sẽ giúp áo được giữ ấm hơn.
4. Vải nỉ cào may áo gió đồng phục.
Vải ni cào thành phần chính là cotton. Là loại vải thun có tính chất co giãn 2 chiều. Đặc điểm cấu tạo của nỉ cào là mặt trái của vải có lớp lông ngắn xù ra để giữ ấm. Mặt phải mình vải trơn mịn, không xù lông. dùng vải này để may áo gió đồng phục phổ biến nhất.
5. Vải vẩy cá may áo gió đồng phục.
Vải vẩy cá: Tính chất thành phẩn vải tương tựa như nỉ cào. Nhưng mặt trái của vải có cách dệt khác về hình dáng so với nỉ cào. Mặt trái là những móc tua trông giống như vẩy cá. Nên mới có tên gọi là vẩy cá. nếu muốn may áo gió đồng phục mà độ dày vừa phải thì nên dùng vải này.